Chào mừng các bạn tân sinh viên


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ HỌC LỚP 11CH111

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Quản Trị Cao Cấp
Quản Trị Cao Cấp
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 13/10/2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ HỌC LỚP 11CH111 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ HỌC LỚP 11CH111   ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ HỌC LỚP 11CH111 I_icon_minitimeWed Nov 30, 2011 5:12 am

1.khái niệm cácphương pháp lãnh đạo và ứng dụng thực tiễn

Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khảnăng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu mộtcách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chứchay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những ngườiđi theo thực hiện tầm nhìn đó.

- Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩakhác nhau về nhà lãnh đạo.

Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràngbuộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạtđộng tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợppháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.

House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng,kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả vàthành công của tổ chức họ trực thuộc.

Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.

- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có mộtngười có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnhhưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnhđạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúngta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạohoặc là người bị lãnh đạo.

Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan trọngđến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộtrưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởngphòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chílà đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học...Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách làngười đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướn đi cho mọi người, và quyết địnhcho các hoạt động nội bộ.

- Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo làđộng từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hànhđộng. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôikhi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việclãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạochức vị và nhà lãnh đạo thật sự.

Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơcấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên ngườikhác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. Mọingười sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền củaông ta.

Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnhhưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là nhữngnhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ conngười họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ
2.Khái niệm và vaitrò của kiểm tra

A. Khái niệmKiểm tra:
TheoH.Fayol “ Trong kinh doanh, kiểm tra là việc kiểm chứng xem mọi việc cókế hoạch đã được vạch ra và theo những chỉ thị, những nguyên tắc đãđược ấn định hay không. Nó có nhiệm vụ vạch ra những khuyết điểm vàsai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa sự vi phạm. Nó đối phó với mọi sự,bao gồm sự vật, con người và hành động”.
Kiểmtra là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế, sso sánhnó với những tiêu chuẩn đã xây dựng, trên cơ sở đó phát hiện ra sựsai lệch và nguyên nhân của sự sai lệch đó, đồng thời đề ra các giảipháp cho một chương trình hành đoộng nhằm khắc phục sự sai lệch đểđảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã định”.
B. Vai trò của kiểm tra
Kiểm tra là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện cácquyết định trong quản trị . Kiểm tra thẩm định tính đúng sai củađường lối, chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án; tính tối ưucủa cơ cấu tổ chức quản trị; tính phù hợp của các phương pháp màcán bộ quản trị đã và đang sử dụng để đưa doanh nghiệp đến mục tiêucủa mình như vậy:
Kiểmtra nhằm đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả caonhờ việc chủ động phát hiện kịp thời những sai lầm trước khi chúngtrở nên nghiêm trọng.
Kiểmtra nhằm đảm bảo thực thi quyền lực quản trị của những người lãnhđạo doanh nghiệp. Nhờ kiểm tra, các nhà quản trị có thể kiểm soátđược những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp
Kiểmtra giúp doanh nghiệp theo sát và đối phó với sự thay đổi của môitrường. Thay đổi thuộc tính tất yếu của môi trường. Nhờ kiểm tra cácnhà quản trị sẽ nắm được bức tranh toàn cảnh về môi trường và cónhững phản ứng thích hợp trước các vấn đề và cơ hội thông qua việcphát hiện kịp thời những thay đổi đang và sẽ ảnh hưởng đến sảnphẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Kiểmtra là tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới. Với việcđánh giá các hoạt, kiểm tra là khẳng định những giá trị nào sẽquyết định sự thành công của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh .Những giá trị đó sẽ được tiêu chuẩn hoá để trở thành mục đích,mục tiêu, quy tắc, chuẩn mực cho các hành vi của các nhân viên trongdoanh nghiệp. Đồng thời, kiểm tra giúp cho các nhà quản trị bắt đầulại chu trình cải tiến mọi hoạt động của doanh nghiệp thông qua việcxác định những vấn đề và cơ hội cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện đểthực hiện một cách thuận lợi các chức năng uỷ quyền, chỉ huy vàthực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân.


3.hệ thống kiểmtra và các bước kiểm tra
oHệthống kiểm tra

Bao gồm cáchoạt động:
- Kiểm tra kiểm soát ngân sách
- Phân tích tài chính, kế toán
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh
- Kiểm toán
2. kiểm tra kiểm soáttác nghiệp

Bao gồm các hoạt động
- Kiểm tra kiểm soát hành chính nhân sự
- Kiểm tra kiểm soát thông tin
oCácbước Kiểm Tra
A.Kiểmtra phải có trọng điểm.
Khi đã xác định rõ mục đích kiểm tra, cầnphải xác định nên kiểm tra ở đâu để tập trung sự chú ý vào các khuvực và các điểm kiểm tra. Thông thường đó là các khu vực hoạt độngthiết yếu hay xảy ra sai xót, tập trung nhiều nguồn lực. Trên thực tếcác nhà quản lý phải lụa chọn và xác định phạm vi cần kiểm tra.Trên thực tế các nhà quản lý phải lựa chọn và xác định phạm vicần kiểm tra. Nếu không xác định được chính xác khu vực trọng điểm,như kiểm tra trên một khu vực khá rộng, sẽ làm tốn kém thời gian,lãng phí tiền bạc, nguyên vật liệu và việc kiểm tra sẽ kém hiệuquả .
B.Kiểmtra tại nơi xả ra hoạt động và có kế hoạch rõ ràng .
Yêu cầu này đời hỏi việc kiểm tra không chỉdựa vào các số liệu và báo cáo thống kê mà phải được tiến hànhngay tại nơi diễn ra các hoạt động và phải được thực hiện theo mộtkế hoạch cụ thể, rõ ràng .
C.Kiểmtra cần chú trọng tới số lượng nhỏ các nguyên nhân.
Yêu cầu này nêu rõ: Trong một cơ hội ngẫunhiên nhất định, một số lượng nhỏ các nguyên nhân cũng có thể gây rađa số các kết quả. Đây là một yêu cầu rất quan trọng tạo cơ sở khoahọc cho các nhà quản trị khi họ cố gắng xác định các khu vực hoạtđộng thiết yếu, các điểm kiểm tra thiết yếu. Yêu cầu này cũng đòihỏi trong quá trình kiểm tra phải xem xét kỹ càng mọi nguyên nhân gâynên những sai lệch của hoạt động so với kế hoạch để có thể đề racác biện pháp điều chỉnh có hiệu quả.
D.Bản than người thực hiện hoạt động tự kiểmtra
Yêu cầu này đòi hỏi mỗingười, mỗi bộ phận phải tự kiểm tra mình là tốt nhất. Khả năng đểtự hoàn thiện thể hiện trình độ phát triển cao của một hệ thống .
E.Kiểm tra phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của tổchức và căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm tra.
Cơ sở để tiến hành kiểm tra thường là dựavào kế hoạch. Do vậy, nó phải được thiết kế theo kế hoạch hoạtđộng tổ chức. Mặt khác, kiểm tra còn cần được thiết kế căn cứ theocấp bậc của đối tượng được kiểm tra.
F. Kiểm traphải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân các nhà quản trị.
Kiểm tra nhằm giúp nhà quản lý nắm đượcnhững gì đang xảy ra, cho nên những thông tin thu thập được trong quátrình kiểm tra phải được nhà quản lý thông hiểu. Những thông tin haycách diễn đạt thông tin diễn đạt thông tin kiểm tra mà nhà quản lýkhông hiểu được, thì họ sẽ không thể sử dụng, và do đó sự kiểm trasẽ không còn tác dụng.
G.Kiểm tra phải công khai, khách quan, chính xác
Quá trình quản trị dĩ nhiên là bao gồm nhiềuyếu tố chủ quan của nhá quản trị, nhưng việc xem xét các bộ phậncấp dưới có làm tốt công việc hay không, không thể là sự phán đoánchủ quan. Nếu như thực hiện kiểm tra với những định kiến có sẵn sẽkhông cho chúng ta có được những nhận xét và đánh giá đúng mức vềđối tượng được kiểm tra, kết quả kiểm tra sẽ bị sai lệch và sẽ làmcho tổ chức gặp phải những tổn thất lớn.
H.kiểm tra phải hiểu quả, tiết kiệm.
Các kỹ thuật và cách tiếp cận kiểm trrađược coi là có hiểu quả khi chúng có khả năng làm sáng tỏ nguyênnhân và điều chỉnh những sai lệch tiềm tàng và thực tế so với kếhoạch với mức chi phí nhỏ nhất. Yêu cầu này đoiì hỏi lợi ích củakiểm tra phải tương xứng với chi phí cho nó. Mặc dù yêu cầu này làđơn giản nhưng khó trong hực hành. Thông thường các nhà quản trị phảibỏ ra nhiều chi phí tốn kém cho công tác kiểm tra nhưng kết quả thuđược do kiểm tra lại không tương xứng .
I.Kiểm tra phải đưa đến hành động
Dựa vào kết quả kiểm tranhà quản lý phải hành động. Có thể đó là sắp xếp lại tổ chức,điều chỉnh lại kế hoạch, cắt giảm chi tiêu, đào tạo lại nhân viên,thay đổi phong cách lãnh đạo. Nếu nhận ra sai lệch so với kế hoạchđặt ra mà không điều chỉnh, thì việc kiểm tra mất tác dụng, mất ýnghĩa.
K.Kiểm tra phải đồng bộ, linh hoạt đa dạng.
Muốn cho việc kiểm tra đem lại hiểu quả thiếtthực thì cần tiến hành đồng bộ ở nhiều khâu, kết hợp nhiều phươngpháp với nhau. Các phương pháp kiêm tra, hình thức kiểm tra cũng phảiđược áp dụng linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với tùng đối tượng,quy mô, mục đích của kiểm tra .
Về Đầu Trang Go down
https://congnghethucpham112.forumvi.com
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ HỌC LỚP 11CH111

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ HỌC
» tin tuc moi ve mon thi nghiem hoa dai cuong nek cac ban
» TB v/v “Lịch Thí Nghiệm Hoá Đại Cương Khoá 2011 và Học Lại” (bài 3, bài 4, bài 5, bài 6)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng các bạn tân sinh viên :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ-
►Chia Sẽ:
Free forum | Internet | Computers | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất